Tuần lễ áo dài số 1 Việt Nam – Tôn vinh nét đẹp người con gái Việt

anh-dep

Tuần Lễ Áo Dài Việt Nam – Quý Phái Và Sang Trọng

Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, được xem như biểu tượng của vẻ đẹp và sự truyền thống của dân tộc. Nét đặc trưng của áo dài là sự thanh lịch, tinh tế và duyên dáng, thể hiện sự mềm mại và quyến rũ của người phụ nữ Việt Nam.

Nét đẹp của áo dài không chỉ nằm ở bề ngoài mà còn ẩn chứa trong đó sự kiêu sa, truyền thống và tình cảm của người phụ nữ Việt Nam. Qua thời gian, áo dài vẫn giữ được giá trị không lớn là do sự phối hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại, giữ cho nét đẹp của nó luôn là biểu tượng về vẻ đẹp và quyền lực của người phụ nữ Việt Nam.

Không chỉ với người Việt, mà với nhiều khách quốc tế, hễ nhìn thấy áo dài, là nhớ ngay đến con người, văn hóa Việt Nam… Trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc – là di sản văn hóa của Việt Nam.

tuan-le-ao-dai-Viet-Nam
Nét đẹp, biểu tượng áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài Việt Nam lịch sử hình thành và phát triển

Theo các tài liệu, cách đây hơn 2000 năm, khi Hai Bà Trưng cưỡi voi đeo lọng, hình ảnh áo dài Việt Nam đã xuất hiện trong đời sống người Việt hay xuất hiện trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ và đồng Đào Thịnh. Nói chung, tà áo dài Việt đã đi cùng những năm tháng hào hùng của dân tộc, trở thành niềm tự hào, biểu tượng của người Việt Nam được bạn bè quốc tế ghi nhận.

Anh-Dep
Áo dài Việt Nam lịch sử hình thành và phát triển

 

Ý nghĩa tà áo dài Việt Nam

Là công dân Việt Nam ai cũng biết “Áo dài” là quốc phục thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhưng không phải ai mặc áo dài cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó, áo dài không chỉ là quốc phục mà còn là lịch sử của dân tộc Việt Nam. Áo dài không chỉ là trang phục của riêng phụ nữ mà còn là trang phục của cả dân tộc Việt Nam.

Anh-Dep
Ý nghĩa tà áo dài Việt Nam

 

Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Áo dài truyền thống thường được làm từ chất liệu như như lụa, cotton hay satin, với những họa tiết truyền thống như hoa sen, ánh sáng mặt trăng, hay rồng phượng. Mỗi chi tiết trên bộ áo dài đều được chăm chút tỉ mỉ, từ cổ áo, tay áo, đến đường may.

Năm nào cũng vậy, hễ đến ngày Tết, chị em phụ nữ, các bà, các mẹ lại cùng lựa chọn những bộ áo dài đẹp, rực rỡ nhất mặc đi chúc Tết. Đây là truyền thống của hầu hết gia đình từ nhiều năm nay.  Không chỉ mặc áo dài vào dịp lễ, Tết, mặc áo dài còn được dùng làm đồng phục đi làm hàng ngày. Hay các trường học đã và đang sử dụng làm đồng phục cho học sinh, sinh viên.

 

Có thể nói, văn hóa mặc áo dài đang ngày càng trở thành thói quen của nhiều phụ nữ Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Áo dài đang ngày càng xuất hiện nhiều trong đời sống của người dân, là trang phục được phụ nữ lựa chọn mặc trong những ngày lễ Tết, dịp kỷ niệm quan trọng, trong công sở, trường học…

anh-dep
Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Vẻ đẹp tạo nên lễ hội đặc sắc của Việt Nam

Ở hầu hết các cuộc thi người đẹp của Việt Nam, trang phục áo dài luôn là một phần thi bắt buộc. Các hoa hậu Việt Nam khi tham gia thi nhan sắc quốc tế, đều chọn áo dài là trang phục dân tộc để trình diễn, bởi khó có thể tìm được bộ trang phục nào thể hiện tốt nhất bản sắc văn hóa Việt Nam như áo dài. Không chỉ trong các cuộc thi người đẹp, vẻ đẹp của áo dài, văn hóa mặc áo dài… còn được tôn vinh trong nhiều lễ hội hiện đại lớn.

Tại Hà Nội, công chúng nhớ đến Lễ hội Áo dài “Hương sắc Hà Nội” năm 2014 tại Văn Miếu -Quốc Tử Giám với 250 bộ áo dài của các nhà thiết kế nổi tiếng Hà Nội.

Hay đặc biệt các kỳ lễ hộ tại Huế và lễ hội truyền thống Huế đều có Lễ hội áo dài – chương trình đậm chất văn hóa Huế, góp phần làm phong phú và đa dạng chương trình lễ hội cũng như sự thành công của sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc biệt này.

anh-dep
Vẻ đẹp tạo nên lễ hội đặc sắc của Việt Nam

 

Nguồn cảm hứng cho văn nghệ sĩ

Không chỉ hiện hữu trong đời sống, từ xưa đến nay, vẻ đẹp của áo dài luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sỹ Việt Nam. Hình tượng áo dài đã xuất hiện rất nhiều trong thi ca, phim ảnh, hội họa… Một không gian văn hóa mà áo dài hiện diện nhiều nhất, có tính phổ quát nhất là thi ca. Rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ đã lấy hình tượng chiếc áo dài làm chất liệu sáng tác.

Chúng ta có thể được hình ảnh áo dài qua bài hát Áo dài ơi của nhạc sĩ Sĩ Luân.

Hay tác phẩm điện ảnh vô cùng nổi tiếng về áo dài đó là phim Cô Ba Sài Gòn.

Áo dài truyền thống gắn bó với đời sống của người Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Nét đặc trưng của áo dài được thể hiện ở tính phổ cập trong đời sống xã hội, trong các tầng lớp nhân dân. Áo dài Việt Nam có thể sử dụng cả với tư cách lễ phục và thường phục.

Người dân có thể mặc áo dài trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau: đi học, đi làm, đi chơi, đi chùa, đi lễ nhà thờ, dự tiệc hay vào các dịp lễ Tết, sự kiện văn hóa-xã hội quan trọng. Điều đó thể hiện tính linh hoạt, năng động, dễ hội nhập của áo dài Việt Nam trong đời sống đương đại.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, áo dài ngày càng khẳng định là bộ trang phục đại diện cho sắc phục của người Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo và cách tân cho phù hợp với nhu cầu sử dụng trong xã hội hiện đại.

Áo dài giờ đây không chỉ là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, mà còn đại diện cho văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thế giới.

anh-dep
Nguồn cảm hứng cho văn nghệ sỹ

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *